Tượng lã vọng câu cá gỗ hương Gia lai

Tư vấn bán hàng

Hotline0986.19.19.19

Tượng lã vọng câu cá gỗ hương Gia lai

  • NH_01552
Liên hệ

Chiều dài Chiều rộng Chiều cao Cân nặng

Khương Tử Nha ( 1156 TCN - 1017 TCN), tên thật là Khương Thượng), tự Tử Nha, lại có tự Thượng Phụ , là khai quốc công thần nhà Chu thế kỷ 12 trước Công nguyên và là quân chủ khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Do là vị quân chủ đầu tiên của nước Tề, nên thông thường còn được gọi là Tề Thái Công , còn gọi là Khương Thái Công ,

Thái Công Vọng hay Lã Vọng. Khương Tử Nha ; được biết đến như một vị tướng tài vĩ đại và là người góp phần lập nên sự nghiệp nhà Chu kéo dài hơn 800 năm, là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông trở nên nổi tiếng trong văn hóa Đông Á qua điển tích Thái Công điếu ngư ; (Thái Công câu cá) hay còn gọi là Lã Vọng câu cá. Hình tượng của ông còn trở nên nổi tiếng qua tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa, một tác phẩm thần thoại dã sử nói về sự quật khởi của Chu Vũ vương chống lại chính quyền của Đế Tân.

Thân thế Khương Thượng là người ở Đông Hải nay là huyện Cử, Sơn Đông). Tổ tiên ông là Lã Bá Di, từng làm chức Tứ nhạc giúp Hạ Vũ trị thủy có công. Sử ký xác định tổ tiên ông được phong ở đất Lã vào khoảng thời Thuấn đến thời nhà Hạ. Vào thời Tiên Tần, một người quyền quý thường có hai loại họ, một là họ của tổ tiên thứ là họ của Thị tộc. Họ tổ tiên của ông là Khương, do thị tộc của ông ở đất Lã từ đó lấy Lã làm họ của thị tộc. Tên thật của ông là Thượng, còn biểu tự của ông có hai thuyết, một là Tử Nha, hai là Thượng Phụ (Thượng Phụ có thể là tích khi Văn Vương qua đời phó thác Võ Vương cho Tử Nha.

Võ Vương tôn kính gọi ông là Thượng Phụ). Khi ấy biểu tự là tên được đặt của một người quyền quý đánh dấu sự trưởng thành, và khi giao du bên ngoài người ta hay gọi biểu tự của nhau để giữ sự tôn trọng. Vào thời Ngũ Hồ Thập lục quốc, Lã Quang nhận Lã Thượng làm tổ tiên, nên truy tôn làm Thủy Tổ Sự nghiệp Giúp Tây Bá hầu Cơ Xương Chu Văn Vương gặp gỡ Khương Tử Nha bên sông Vị. Sang thời nhà Thương, vì Lã Thượng là con cháu chi thứ nên dần dần trở thành dân thường. Vì nhà nghèo, Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá ở sông Vị. Thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá hầu Cơ Xương đi săn, gặp Khương Thượng đang câu cá phía bắc sông Vị. Cơ Xương nói chuyện với ông rất hài lòng, ngưỡng mộ tài năng của ông.

Cơ Xương nhớ lời tổ tiên là Thái Công dặn rằng sẽ có vị thánh đến nước Chu, giúp Chu hưng thịnh, ứng với quẻ bói trước khi đi săn. Do đó, Cơ Xương quả quyết Khương Thượng chính là người Thái Công mong đợi trước đây và tôn ông làm Thái Công Vọng; nghĩa là người mà [Chu] Thái Công mong đợi), đón lên xe về cung và tôn ông làm thầy. Câu chuyện sự tích này được ghi chép sớm nhất là trong bộ Lục Thao, một bộ binh thư được cho là do chính Khương Thượng viết.

Tuy nhiên, các học giả về sau cho rằng bộ sách được soạn từ thời Chiến Quốc, và câu chuyện này chỉ đơn giản là huyền thoại mà người đời thêu dệt để tăng thêm tính thần bí của các nhân vật cổ xưa mà thôi. Khương Thượng cầm đầu quân đội hội chư hầu ở bến Mạnh Tân. Chư hầu theo Chu đánh Đế Tân. Đến tháng 2 năm thứ 12 (1123 TCN), quân Chu đánh bại quân Thương ở Mục Dã, dù lực lượng quân Thương đông hơn nhưng do Đế Tân tàn bạo nên quân lính oán ghét, ngả theo bên Chu. Đế Tân thấy toàn quân tan rã, bèn chạy đến Lộc Đài, tự thiêu mà chết. Tương truyền chính ông đã ra tay giết Vương hậu của Đế Tân là Đát Kỷ.

Khương Tử Nha câu cá Trên đường sang phía đông về đất được phong, ông nghỉ đêm trong quán trọ. Người trong quán khuyên ông nên đi gấp về kẻo có sự tranh giành. Khương Thượng nghe theo, đang đêm trở dậy mặc áo lên đường, tới tảng sáng thì về tới đất Doanh Khâu. Đúng lúc đó Lai Hầu là vua đất Lai ở bên cạnh vốn là chư hầu cũ của nhà Thương chưa thần phục nhà Chu, có ý định tranh đất Doanh Khâu với ông, bèn mang quân tới đánh.

Khương Thượng sửa sang chính sự, lấy lòng người bản địa. Nhiều người theo về ủng hộ, giúp ông đánh bại được Lai Hầu. Ông chính thức trở thành vua nướcTề. Chu Vũ Vương qua đời, con là Chu Thành Vương nối ngôi. Ba người em Vũ Vương lại nghe theo con vua Trụ là Vũ Canh khởi binh phản nhà Chu, đồng thời lôi kéo người Di ở đất Hoài hưởng ứng. Chu Công Đán nhân danh Chu Thành Vương sai Thiệu Khang Công đi sứ tới nước Tề, giao toàn quyền cho ông chinh phạt các nơi không thần phục: phía đông đến biển, phía tây đến sông Hoàng Hà, phía nam đến Mục Lăng, phía bắc đến Vô Lệ.

Tề Thái công theo lệnh, mang quân chinh phạt các nơi. Trong khi đó Chu Công Đán cũng ra quân dẹp lực lượng của Vũ Canh. Sau 3 năm, nhà Chu dẹp được loạn. Sau này không rõ Tề Thái công mất năm nào. Sử ký chỉ ghi ông thọ hơn 100 tuổi. Tính từ khi gặp Cơ Xương năm 80 tuổi tới khi qua đời, Khương Tử Nha hoạt động trong khoảng hơn 20 năm cuối thời nhà Thương, đầu thời nhà Chu. Tính riêng từ khi ông phục vụ dưới quyền Chu Vũ Vương đến khi nhà Chu dẹp xong loạn Vũ Canh, là 21 năm, khi tham gia dẹp loạn thì Khương Tử Nha đã ngoài 100 tuổi,

https://dogophongthuy.com.vn/

Bình luận