Tượng Quan Vũ Trấn Ải, Gỗ Hương Gia Lai nguyên khối

Tư vấn bán hàng

Hotline0986.19.19.19

Tượng Quan Vũ Trấn Ải, Gỗ Hương Gia Lai nguyên khối

  • NH_01119
Liên hệ
Chiều dài(cm) Chiều rộng(cm) Chiều cao(cm) Cân nặng(gram)
32 23 80 19

lich sử Quan Vũ và Cuộc đời

Quan Vũ (chữ Hán: 關羽, ? - 220), cũng được gọi là Quan Công (關公), biểu tự Vân Trường (雲長) hoặc Trường Sinh (長生) là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị.

Tượng Quan Vũ Trấn Ải gỗ hương gia Lai 

tượng quan công

Mặc dù không được các tài liệu chính thống xác nhận, ông thường được cho là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi, và là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v... với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao, cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618). Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt và/hoặc cưỡi ngựa xích thố. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 49 kg ngày nay), cho thấy ông là người có võ công rất mạnh. Các nhà sử học đánh giá ông có nhược điểm là kiêu căng, ngạo mạn; nhưng ưu điểm của ông là tính hào hiệp, trượng nghĩa, sự kiên cường và lòng trung thành, những ưu điểm này được dân gian đánh giá rất cao. Ông được người dân Trung Quốc tôn vinh là "Võ Thánh", phần lớn các võ miếu ở các làng xã Trung Quốc đều có tượng thờ ông. Ông cũng là vị võ tướng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có 1 điện thờ riêng tại Đế vương miếu (được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó thờ những vị quan văn, võ tướng tài năng và tận trung nhất qua các triều đại). Ông được coi là một biểu tượng của những đức tính "Danh lợi không đổi lòng, Giàu sang không dâm loạn, Nghèo hèn không nhụt chí, Oai vũ không khuất phục". 

Tượng Quan Vũ nghiên cứu binh thư

tượng quan công đọc sách

Thân thế Quan Vũ người Giải Lương, quận Hà Đông (nay là Vận Thành, tỉnh Sơn Tây). Tam Quốc ngoại truyện cho rằng ông là người Bồ châu.[3] Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa mô tả nhân vật Quan Vũ cao chín thước (hơn 2 mét ngày nay), mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, oai phong lẫm liệt. Những miêu tả này của La Quán Trung chỉ là ước lệ, và không có cơ sở lịch sử. Quan Đế minh thánh kinh cho rằng cụ nội Quan Vũ là Quan Long Phùng, ông nội Quan Vũ là Quan Thẩm (關審), tự là Vấn Chi (問之); cha ông là Quan Nghị (關毅), tự là Đạo Viễn (道遠).[4] Các sách sử chính thống không có ghi chép gì về tổ tiên của Quan Vũ. Thời trẻ, Quan Vũ làm nghề bán đậu phụ. Tuy nhà nghèo, ông cũng được theo học cả văn lẫn võ.[5] Ông là người vũ dũng, hào hiệp, ghét kẻ ác, thường bênh vực người yếu. Do bênh vực người khác mà ông phạm tội giết người, phải bỏ quê hương đến nương náu ở quận Trác. Tại quận Trác, Quan Vũ đã gặp gỡ và trở nên thân thiết với Lưu Bị và Trương Phi. Ba người coi nhau như anh em. Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa có tình tiết hư cấu về việc Lưu, Quan, Trương kết nghĩa huynh đệ ở vườn đào, xin được chết cùng ngày, cùng tháng, cùng năm. Thực tế trong ba người thì Quan Vũ là người nhiều tuổi nhất, rồi mới đến Lưu Bị và Trương Phi, chỉ có điều Lưu Bị là dòng dõi tôn thất nhà Hán nên mới được Vân Trường, Trương Phi phò tá. Theo Lưu Bị Năm 184, khởi nghĩa Khăn Vàng của Trương Giác nổi lên, Quan Vũ cùng Trương Phi theo Lưu Bị khởi binh dẹp quân khởi nghĩa. Trong quá trình dẹp Khăn Vàng, ông là cánh tay đắc lực của Lưu Bị. Tam quốc chí chép: Tiên chủ cùng với hai người (Quan Vũ, Trương Phi) ngủ cùng giường, tình thân thiết như huynh đệ. Khi có việc công, hai người đứng hầu trọn ngày, mọi thứ đều do Tiên chủ chu toàn, chẳng tị hiềm gian khổ. Sau đó Lưu Bị theo Công Tôn Toản làm Bình Nguyên tướng, bèn bổ nhiệm ông và Trương Phi làm Biệt hộ Tư mã, chia nhau thống lĩnh quân đội của Lưu Bị. Năm 190, Viên Thiệu tập hợp chư hầu lập liên minh đánh Đổng Trác. Công Tôn Toản và Lưu Bị không tham gia. Tam Quốc Diễn Nghĩa thêu dệt nên chuyện Quan Vũ tham gia hội minh, dễ dàng lập công chém Hoa Hùng. Đây chỉ là hư cấu của La Quán Trung, Hoa Hùng bị quân Tôn Kiên đánh bại và hành hình năm 191 tại Dương Nhân (陽人). Việc Quan Vũ cùng Trương Phi, Lưu Bị giao chiến với Lã Bố ở cửa ải Hổ Lao cũng hoàn toàn không có thật. Tham chiến ở Từ châu Năm 193, Tào Tháo mang quân đánh Từ châu báo thù cho cha là Tào Tung vì nghi quan mục Từ châu là Đào Khiêm chủ mưu giết Tào Tung. Đào Khiêm cầu cứu thứ sử Thanh châu là Điền Khải. Khải lại cầu cứu đến Công Tôn Toản. Toản bèn sai Lưu Bị đi cứu. Quan Vũ cùng Trương Phi theo Lưu Bị đi cứu Từ châu với mấy cánh quân cứu viện cùng quân Từ châu tạo thế ỷ dốc khiến quân Tào không thể hạ được thành. xem thêm tại wesite ;

 

https://dogophongthuy.com.vn/

Bình luận